Mua sạc xe đạp điện chính hãng – Dùng bộ sạc xe điện sao cho bền?
Hiện nay, không chỉ học sinh – sinh viên mà ngay cả những người lớn tuổi, nhân viên văn phòng đã bắt đầu ưa chuộng sử dụng xe đạp điện trong đời sống để tiết kiệm chi phí xăng xe và bảo vệ môi trường. Vậy sạc xe đạp điện mua ở đâu chính hãng và sử dụng bộ sạc xe đạp điện sao cho bền? Là những vấn đề khiến nhiều người thắc mắc. Trong bài viết này, Ắc quy Trung Nguyên sẽ giải đáp điều đó cho bạn.
Bạn hiểu gì về cục sạc xe đạp điện?
Hiểu một cách đơn giản, sạc xe đạp điện chính là thiết bị được sử dụng để nạp năng lượng vào bình điện khi hết pin, chúng có cơ chế hoạt động tương tự như một chiếc sạc pin điện thoại của bạn.
Trong quá trình làm việc, bình điện của xe đạp điện đóng vai trò như một nguồn điện thứ cấp (hay còn gọi là ắc quy) để giúp lưu trữ năng lượng điện sử dụng cho những lần tiếp theo. Tuy nhiên, bộ bình điện trong mỗi xe chỉ có tuổi thọ sử dụng từ 2 – 3 năm và bạn phải thay mới khi bình điện bị rộp, phồng.
Đặc điểm, thông số kỹ thuật
Các loại xe điện trên thị trường hiện nay thường sử dụng từ 3 – 5 bình ắc quy để hoạt động. Đối với xe 3 bình thì nguồn điện sạc tối thiểu sẽ là từ 36V – 44.1V; Xe 4 bình sẽ dao động trong khoảng 48V – 58.8V và 5 ắc quy sẽ có hiệu điện thế từ 60V – 73.5V.
Do đó, từng loại sạc khác nhau sẽ có công suất khác nhau. Tuy nhiên trên thị trường, cục sạc pin xe đạp điện hiện nay sẽ có công suất giao động trong khoảng 200W – 230W và giá cục sạc xe đạp điện không hề đắt đỏ.
Các thông số kỹ thuật của sạc xe đạp điện:
- Sạc xe có đầy đủ cực âm – cực dương xung mạch
- Chức năng bù nhiệt tự động, điều chỉnh điện áp kịp thời để đảm bảo sạc đầy bình
- Chức năng sạc cân bằng giúp duy trì tính nhất quán của dung lượng pin
- Dung lượng Ắc quy C (Ah)
- Điện áp bình (Volt)
- Kích thước bình (L;W;H ml)
- Trọng lượng bình (Kg)
- Công suất (W)
- Thời gian sử dụng sau mỗi lần sạc (h)
- Quãng đường đi được khi ắc quy đầy (km)
Công dụng cục sạc bình xe đạp điện
Có thể nói, cục sạc xe đạp điện là món phụ kiện không thể thiếu đối với những ai đang sử dụng xe đạp điện để di chuyển hàng ngày. Công dụng chính của cục sạc là giúp nạp lại năng lượng khi các bình ắc quy hết pin, giúp xe có thể hoạt động bình thường, luôn duy trì trạng thái sẵn sàng sử dụng để di chuyển. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách sạc xe đạp điện thường xuyên, đúng cách sẽ khiến bình điện bị chai, ngắt điện đột ngột khi sạc và phải thay bình mới để sử dụng.
Các dòng sạc xe đạp điện thông dụng
Như đã giải đáp ở trên, sạc xe đạp điện sẽ có 3 loại chính với những hiệu điện thế khác nhau để sử dụng cho các dòng xe tương ứng, cụ thể:
- Loại sạc xe 3 bình: Loại này thường sử dụng cho những dòng xe đạp điện đời cũ.
- Loại sạc xe 4 bình: Thường được sử dụng phổ biến với những dòng xe đạp điện trên thị trường, đến từ các thương hiệu quen thuộc như Asama, Yamaha, HKbike, Honda, Nijia,…
- Loại sạc 5 bình hoặc 4 bình to: Dòng này thường được ứng dụng trong các loại xe máy điện có công suất cao hơn như Zoommer, Mocha, Milan, Pega, Nishiki, 133S,…
>>> Xem thêm: Dịch vụ thay bình ắc quy xe máy Đà Nẵng
Nắm rõ những lưu ý vàng khi sạc xe đạp điện
Dưới đây là một vài lưu ý mà bạn cần nắm khi sạc pin xe đạp điện.
Giữ xe nguội hẳn trước khi sạc
Nhiều người dùng có thói quen đi về nếu xe đạp điện hết điện là phải sạc ngay nhưng lại không hề biết rằng điều này sẽ là cực kỳ gây hại cho bình điện. Việc sạc xe khi ắc quy đang còn nóng sẽ rất dễ khiến bình điện bị chai, phồng rộp lên. Bạn nên dành khoảng thời gian khoảng từ 30 – 60 phút để cho bình nguội hẳn rồi mới sạc xe là tốt nhất.
Nên tắt nguồn điện của xe khi sạc
Trong quá trình sạc xe đạp điện, bạn không nên bật khóa để xe trong trạng thái sẵn sàng hoạt động mà nên tắt hết nguồn điện của xe để đảm bảo an toàn khi sạc. Đồng thời, việc tắt nguồn điện khi sạc sẽ đảm bảo an toàn hơn cho người sử dụng cũng như hạn chế tối thiểu những rủi ro có thể xảy ra.
Bộ sạc xe điện phải để nơi an toàn
Giống như bất kỳ thiết bị nạp điện nào khác, cục bộ sạc xe điện cũng nên được bảo quản ở nơi khô ráo, an toàn, tránh xa tầm tay trẻ em để đảm bảo an toàn. Những nơi ẩm thấp, nhiệt độ quá cao hay bị dột nước, khi bảo quản cục sạc pin xe đạp điện ở đó sẽ gây ra những rủi ro tiềm ẩn, cực kỳ nguy hiểm khi lôi ra sử dụng.
>> Xem thêm: Cho thuê bình ắc quy Đà Nẵng chi phí thấp
Rút sạc ngay sau khi sạc đầy
Bạn nên để xe có thể sạc đầy 100% pin và đợi một lúc rồi mới rút sạc. Tuyệt đối không nên rút sạc khi pin chưa đầy hay rút ngay lập tức sau khi pin vừa sạc đầy. Việc rút bộ sạc xe đạp điện giữa chừng sẽ khiến bình điện nhanh bị chai hơn.
Dùng bộ sạc tương ứng đi kèm
Sở dĩ, các nhà sản xuất khi cho ra đời một dòng xe đạp điện sẽ luôn có những phụ kiện đi kèm tương ứng với dòng xe đó. Người ta đã tính toán kỹ lưỡng hiệu điện thế cũng như công suất nạp vào cho xe đạp điện. Do đó, bạn nên sử dụng mua cục sạc xe đạp điện chính hãng mà nhà sản xuất cung cấp.
Lý do là bởi những bộ sạc khi mua ngoài, không chính hãng sẽ có sự chênh lệch về nguồn điện, khiến ắc quy nhanh bị chai hơn hoặc thậm chí có thể gây ra các trường hợp chập điện, cháy nổ. Do đó, nếu bạn làm hư hoặc làm mất cục sạc xe đạp điện chính hãng thì phải đến ngay những cơ sở phân phối uy tín để mua lại nhé.
Những sự cố thường gặp khi sạc xe đạp điện
Khi sạc xe đạp điện mà gặp những sự cố bất thường khiến nhiều người không khỏi hoang mang. Dưới đây, chúng tôi sẽ nêu rõ cho bạn nguyên nhân cũng như cách khắc phục của từng lỗi.
Sạc xe đạp điện mãi không đầy
Biểu hiện của lỗi này là bạn sạc xe trong nhiều giờ đồng hồ những sạc xe mãi vẫn không báo đầy. Tình trạng này có thể là do sạc điện hoặc bình điện bị hư khi sử dụng trong thời gian quá dài hoặc nếu bạn sử dụng chưa đến một năm thì có lẽ là do cái khác.
Cách khắc phục là thử bình điện của bạn với một loại xe cùng dòng, nếu bình điện vẫn sạc ngon lành thì chứng tỏ ắc quy bị hư chứ không phải cục sạc. Trường hợp này bạn phải mở ra để xem xét bên trong, xem ắc quy có bị phồng to lên không. Nếu ắc quy vẫn vuông vắn thì phải thử điện trong bình.
>>> Dịch vụ sửa chữa bình ắc quy nhanh chóng, gá rẻ số 1 Đà Nẵng
Cục sạc xe đạp điện bị nóng
Cục sạc xe đạp điện bị nóng khi sạc có thể là do pin bị lỗi, bị chai hoặc khi bạn sử dụng những cục sạc nhanh, không chính hãng sẽ khiến tốc độ truyền nhiệt không đều, khiến pin phải hoạt động hết công suất và nóng lên.
Do đó, trong trường hợp này, bạn không nên sử dụng những loại sạc xe đạp điện sơ cua, không rõ nguồn gốc mà phải dùng sạc pin chính hãng của nhà cung cấp để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc.
>> Xem thêm: Đại lý ắc quy xe đạp điện tại Đà Nẵng | Uy tín – Giá rẻ
Đèn sạc điện liên tục nhấp nháy
Để giải thích cho hiện tượng này thì có rất nhiều lý do. Tuy nhiên, nguyên nhân thường gặp nhất đó là do dây acquy bị lỏng hoặc cầu chì hỏng. Lúc này, bạn nên đem hộp acquy ra để kiểm tra xem bộ phận nào hỏng để giải quyết.
Trường hợp cầu chì hỏng thì có thể đấu dây trực tiếp để dùng tạm rồi đi mua thay thế. Còn nếu acquy hỏng thì trước hết hãy kiểm tra xem các dây nối có bị lỏng hay bị tuột không. Nếu tuột thì gắn nó lại với nhau, nhưng nếu acquy đã hỏng rồi thì phải thay mới.
Cắm sạc nhưng không vào điện
Đối với vấn đề cắm sạc nhưng không vào điện có thể xảy ra do 2 nguyên nhân đó là cục sạc xe đạp điện bị hư hoặc bộ sạc bị lỏng. Cách khắc phục cho trường hợp này cũng rất đơn giản, đó là bạn chỉ cần đến nơi bảo hành hoặc các địa chỉ chính hãng để sửa cục sạc hoặc mua bộ sạc pin mới nếu không sửa được nữa.
Xem thêm: Máy sạc bình ắc quy tự động #1 Đà Nẵng | Ắc quy Trung Nguyên
Một số câu hỏi thường gặp khi sạc xe đạp điện
Sạc xe điện tốn nhiều điện không?
Có thể bạn chưa biết, việc sử dụng xe đạp điện làm phương tiện giao thông ngày càng được nhiều người ưa chuộng để tiết kiệm chi phí xăng xe, bảo vệ môi trường,… Vậy sạc xe đạp điện có tốn nhiều điện năng tiêu thụ không? là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Bạn hoàn toàn có thể tự tính toán điện năng tiêu thụ cho mỗi lần sạc để rút ra kết luận. Thông thường, một chiếc xe đạp điện trung bình sẽ tiêu tốn 0.75 số điện (kWh) đối với 1 lần sạc đầy và có thể di chuyển tối đa 55km. Để đi được hơn 100km, xe điện phải sạc tối đa 2 lần tương đương với 1.5 chữ. Như vậy, so với giá xăng, việc sử dụng xe điện sẽ tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều.
Mất bao lâu để sạc đầy pin xe đạp điện?
Hiện nay, trên thị trường, xe đạp điện được phân thành 3 dòng chính, có hiệu điện thế và công suất khác nhau. Do đó, khoảng thời gian để sạc đầy pin xe điện sẽ mất từ 4 – 6 tiếng với loại xe điện 3 hoặc 4 bình nhỏ và mất khoảng 6 – 8 tiếng cho những loại xe 4 bình lớn hoặc 5 bình.
Có nên sạc xe đạp điện – xe điện qua đêm không?
Như bạn đã biết, thời gian sạc đầy một chiếc xe đạp điện sẽ dao động trong khoảng 4 – 8 tiếng tùy thuộc vào từng dòng xe khác nhau. Cộng thêm, các loại sạc xe đạp điện đều được tích hợp tính năng ngắt tự động khi sạc đầy. Do đó, việc sạc điện qua đêm là rất an toàn và không ảnh hưởng gì đến ắc quy hay cục sạc điện nếu bạn sử dụng sản phẩm chính hãng.
Sạc đầy ắc quy xe đạp điện thì đi được bao nhiêu km?
Tùy vào dòng xe đạp điện mà mỗi lần sạc đầy bạn có thể đi được 25 – 40km với các dòng xe điện 36V – 12A; hoặc tối đa 60 – 70km với dòng xe điện 48V – 12A;… Theo lý thuyết là vậy nhưng con số này sẽ chỉ chính xác trong thời gian đầu sử dụng, khi bạn mới mua xe về.
Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng đến quãng đường xe có thể chạy còn bao gồm độ hao mòn của pin sau một thời gian sử dụng, con đường đó bằng phẳng hay gồ ghề, đường có dốc cao hay không?,…
Trên đây là toàn bộ bài viết tìm hiểu về thiết bị sạc xe đạp điện, những nguyên nhân sự cố và cách khắc phục cũng như một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng sạc xe đạp điện. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp mọi người biết cách sử dụng bộ sạc đúng chuẩn.
Ngoài ra, nếu quý khách đang có nhu cầu mua cục sạc xe đạp điện hoặc máy sạc bình ắc quy Đà Nẵng thì có thể tham khảo các dòng sản phẩm tại Trung Nguyên. Đây là công ty ắc quy Đà Nẵng chuyên phân phối ắc quy atlas Đà Nẵng, ắc quy Varta Đà Nẵng, Globe, GS,…
Không những thế, ngoài việc phân phối các dòng sản phẩm ắc quy chính hãng chất lượng, chúng tôi còn có dịch vụ thu mua bình ắc quy cũ Đà Nẵng với giá thành cực kỳ hợp lý. Ngoài ra, nếu có nhu cầu, bạn có thể liên hệ ngay với cửa hàng chúng tôi để nhận bảng giá ắc quy Đồng Nai tại Đà Nẵng hoặc các dòng sản phẩm khác.